Hướng Dẫn Mẹ Sữa Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Cao Tại Nhà Để Bé Không Bị Co Giật
Trẻ sơ sinh bị sốt cao nếu không được chăm sóc đúng cách và theo dõi thường xuyên có thể bị co giật rất nguy hiểm. Chính vì thế hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các mẹ sữa cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt cao tại nhà để bé không bị co giật. Nào hãy cùng tham khảo thật kỹ bài viết sau đây nhé!
Hỏi: Con tôi năm nay 25 tháng tuổi cách đây 2 tuần cháu bị tiêu chảy và đã hết bệnh nhưng hai hôm nay cứ đến tối là cháu phát nóng sốt cao, hay quấy khóc, sáng vẫn đi nhà trẻ và chỉ sốt vào ban đêm thôi. Xin bác sỹ tư vấn dùm tôi xem cháu bị bệnh gì mà lạ quá. Rất mong nhận được hồi âm của Bác sỹ sớm.
Trả lời của bác sỹ nhi khoa:
Bạn có thể hoảng hốt khi thấy thân nhiệt của bé tăng lên, nhưng thực tế là điều đó không quá nghiêm trọng. Bản thân tình trạng sốt không gây hại, và đôi khi nó lại là một dấu hiệu tốt, vì đó thường là cách cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Không phải tất cả các cơn sốt đều cần điều trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể làm cho trẻ khó chịu và gặp một số vấn đề như cơ thể mất nước. Hãy lấy lại bình tĩnh và thực hiện những bước cơ bản nhất như lấy nhiệt độ chính xác của cơ thể bé và tìm cách làm cho trẻ dễ chịu hơn. Dưới đây là một số biện pháp điều trị sốt, và những dấu hiệu cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ.
Sốt là gì?
Sốt là hiện tượng xảy ra khi “bộ chỉnh nhiệt” trong cơ thể làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong vùng não có tên là hypothalamus, chuyên điều khiển thân nhiệt và những cảm giác như đói, khát… Hypothalamus biết rõ cơ thể cần ở nhiệt độ bao nhiêu (thường là khoảng 37 độ C) và sẽ gửi “lời nhắn” tới cơ thể duy trì nhiệt độ này.
Thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong một ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và hơi cao vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch hoặc và tập thể dục.
Trong những trường hợp đặc biệt, vùng não hypothalamus sẽ điều chỉnh lại và yêu cầu cơ thể tăng nhiệt độ lên cao. Mục địch là để phản ứng với sự nhiễm trùng, một căn bệnh hoặc lý do nào đó. Vậy, vì sao hypothalamus lại ra lệnh cho cơ thể thay đổi nhiệt độ? Các nhà khoa học tin rằng việc thay đổi này là cách cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và biến cơ thể thành nơi không mấy dễ chịu với chúng.
Cái gì gây sốt?
Nên nhớ rằng bản thân sốt không phải là một căn bệnh – nó chỉ là một triệu chứng của sự cố tiềm ẩn nào đó. Có một vài nguyên nhân gây sốt như sau:
Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt. Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.
Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.
Phải làm gì nếu cơn sốt là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng?
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên trị sốt chỉ dựa trên cơ sở thân nhiệt. Song hiện nay, người ta khuyến cáo cần kết hợp trị sốt và kiểm tra toàn bộ thể trạng của trẻ.
Những trẻ có thân nhiệt thấp hơn 38,9 độ C thường không cần dùng thuốc, trừ phi các em thấy khó chịu. Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ.
Tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ:
Vẫn thích chơi Đang ăn uống tốt Tỉnh táo và mỉm cười đáp lại Sắc da bình thường Trông tươi tỉnh hơn khi thân nhiệt hạ Nếu vì sốt mà trẻ không muốn ăn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Tình trạng này rất phổ biến đối với trường hợp sốt do nhiễm trùng.
Làm sao để biết bé sốt thế nào?
Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé.
Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây:
Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng Từ 37,2 độ C nếu đo ở nách. Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc và điều trị trẻ bị sốt cao tại nhà để bé không bị co giật - phần 3
Tuy nhiên, sốt cao bao nhiêu độ cũng không thể cho biết vì sao bé ốm. Cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể là nguyên nhân (thường từ 38,9 đến 40 độ C), song đôi khi nó không thực sự nghiêm trọng. Ngược lại, có khi bé không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), lại tiềm ẩn một sự nhiễm trùng nghiêm trọng.
Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ đều trải qua cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể cố gắng sinh thêm nhiệt khi sốt cao. Sau đó, bé có thể vã mồ hơi khi cơ thể hạ sốt.
Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc tiếp tục thở gấp sau khi hạ sốt.
Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Lau mát hạ sốt cho bé khi:
Bé bị sốt cao trên 39oC. Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật. Chuẩn bị dụng cụ:
5 khăn nhỏ để lau mát. Thau nước ấm. Nhiệt kế. Thực hiện:
Đặt bé nằm ngửa trên giường. Cởi bỏ quần áo trẻ. Lấy nhiệt độ bé. Rửa tay. Chuẩn bị nước lau mát:
Cho ít nước lạnh vào trong thau. Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. Lau mát Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo. Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi. Thay khăn mỗi 2-3 phút. Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm. Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC. Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ. Những điều không nên làm:
Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ. Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ. Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn. Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát…mà trẻ vẫn không hạ sốt, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị sốt cao Sốt không phải là một căn bệnh, nó thường là triệu chứng của một số bệnh tật tiềm ẩn khác, làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ hơn mức bình thường. Những bệnh tật đó có thể là gì và cần đối phó ra sao?
Điều quan trọng là cha mẹ phải cố gắng xác định nguyên nhân gây sốt cao của trẻ – đặc biệt là khi trẻ sốt tới 390 hay sốt cao hơn thì đưa trẻ đến bác sĩ là cần thiết.
Khi trẻ sốt tới 39°C hay sốt cao hơn phải đưa trẻ tới bác sĩ ngay lập tức.
Các bệnh nhiễm trùng sẽ khiến trẻ sốt cao liên tục
Nhiễm trùng là thủ phạm phổ biến đằng sau hầu hết các cơn sốt của trẻ bởi vì bất kỳ loại nhiễm trùng nào đều có thể gây sốt. Tuy nhiên những nhiễm trùng hàng đầu có xu hướng gây sốt cao cho trẻ bao gồm viêm màng não, viêm phổi và nhiễm trùng tai.
Viêm màng não ảnh hưởng đến chất lỏng, màng xung quanh não và tủy sống của trẻ. Nó thường xuất hiện ở trẻ với biểu hiện bị sốt cao kèm theo nhức đầu, cứng cổ và ói mửa. Các bác sĩ gia đình khuyến cáo rằng các bậc cha mẹ nên đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu họ nghi ngờ con bị viêm màng não.
Viêm phổi thực chất là một nhiễm trùng phổi có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ mỗi năm. Cùng với triệu chứng sốt cao, trẻ bị viêm phổi có thể sẽ bị đau ngực và ớn lạnh. Trong khi ho, sẽ có đờm nhầy màu vàng hoặc xanh.
Bên cạnh đó, khi trẻ em bị sốt cao do nhiễm trùng tai thường khiến trẻ có hành vi cáu kỉnh.
Nhiều bệnh tật nguy hiểm khác
Sốt cao ở trẻ có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư, MedlinePlus cảnh cáo. Đặc biệt có thể kể tới là bệnh bạch cầu, bệnh Hodgkin (ung thư gan, to lá lách) và ung thư hạch không Hodgkin.
Ngoài ra, một loạt các bệnh tự miễn dịch khác cũng có thể gây sốt cao ở trẻ như viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng đến các khớp xương của cơ thể và các mô liên kết hoặc gặp các rối loạn viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
Cảm nhiệt
Trung tâm cảnh báo kiểm soát dịch bệnh Mỹ cho biết: Trẻ em, người cao tuổi và những người có bệnh mãn tính là những đối tượng dễ bị cảm nhiệt ghé thăm khi cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ riêng của mình.
Khi ấy, trẻ có thể bị sốt cao 390 hoặc hơn. Trẻ bị cảm nhiệt nếu không nhận được sự chú ý khẩn cấp của người lớn và sự can thiệp khẩn cấp của y tế có thể bị chết hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Vì thế, các phụ huynh nên giới hạn thời gian mỗi khi trẻ vui chơi bên ngoài thời tiết nóng. Hãy chắc chắn bạn mang theo nhiều nước cho con uống và không để chúng ngồi trong xe trong thời gian chờ đợi bạn làm việc gì đó quá lâu vì tất cả đều có thể gây ra cảm nhiệt.
Mẹo xử lý khi trẻ bị sốt Trẻ em bị sốt là việc thường xảy ra trong quá trình phát triển của con người. Hiểu đúng về sốt sẽ giúp các bậc cha mẹ xử lý đúng tình trạng sốt của trẻ. Dưới đây là những hướng dẫn về cách nhận biết về các trường hợp sốt, cách xử lý khi trẻ bị sốt và cách sử dụng thuốc trong khi trẻ bị sốt.
Sốt theo quan niệm của các nhà khoa học
Thần kinh trung ương có “trung tâm điều nhiệt”. Khi có tác nhân lạ (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…) gọi là kháng nguyên xâm nhập thì hệ thống miễn dịch của cơ thể thế lập tức hoạt động, sinh ra kháng thể để chống lại. Quá trình đó sẽ sinh ra nhiều năng lượng làm cho nhiệt độ cơ thể lên cao. Trung tâm điều nhiệt phải chỉ huy, buộc cơ thể đề kháng lại bằng phản ứng sốt làm cho nhiệt thoát ra bên ngoài.
Không như suy nghĩ của nhiều người, sốt có những điểm có lợi và không có lợi cho sức khỏe.
Những điểm có lợi của sốt:
Làm cho thân nhiệt hạ xuống. Nếu không sốt, nhiệt không thoát ra bên ngoài được, cơ thể tiếp tục bị hâm nóng, sẽ có hại.
Là dấu hiệu cho thấy trẻ em đang bị bệnh. Căn cứ vào nhiệt độ lúc sốt và cách sốt có thể hiểu một phần nguyên nhân.
Là dấu hiệu sinh tồn. Trẻ em còn sốt và sốt cao chứng tỏ là trẻ em còn sống, còn sức đề kháng. Kinh nghiệm lâu đời làm cho bà mẹ có phản ứng tự nhiên là lúc ngủ với con bị bệnh thường sờ xem con còn nóng (sống) hay lạnh ngắt (chết).
Những điểm có hại của sốt:
Sốt cao và/ hoặc kéo dài sẽ mệt nhọc, kém ăn, mất ngủ, suy nhược.
Sốt cao và/ hoặc kéo dài gây mất nước, muối. Mất nước. Muối sẽ làm cho máu bị cô đặc lại, huyết áp hạ xuống, máu khó đi đến các cơ phận, tim đập nhanh lên để bù, song đập nhanh quá sẽ bị loạn và suy. Sự mất muối và nước làm mất cân bằng điện giải, gây nhiều hệ lụy khác ở tế bào, ở các tổ chức. Sốt trong bệnh sốt xuất huyết là điển hình cho tác hại kiểu này.
Sốt cao sẽ gây cơn co giật. Co giật nặng sẽ để lại di chứng não có khi là di chứng rất năng nề.
Cách giải quyết của cha mẹ khi trẻ em bị sốt:
Cần hiểu rõ vì sao trẻ em bị sốt, vì sao trẻ mãi không hết sốt trước khi có quyết định sử dụng thuốc sốt. Khi vi khuẩn, virút, ký sinh trùng… chưa bị loại ra khỏi cơ thể thì quá trình chống lại chúng vẫn tiếp tục, thân nhiệt vẫn còn tăng và trung tâm điều nhiệt vẫn hoạt động, nên không thể nào hết sốt. Hãy đưa con đến cơ sở y tế. Thầy thuốc sẽ tìm nguyên nhân gây sốt và chỉ định thuốc điều trị. Sử dụng thuốc chữa nguyên nhân mới chính là điều trị tận gốc cơn sốt, còn thuốc hạ sốt chỉ là thuốc phụ trợ, có tác dụng ức chế một phần trung tâm điều nhiệt làm giảm sốt, chứ không hạ được sốt.
Cần dùng thuốc hạ sớm nhằm giảm tác hại do sốt cao gây ra song không nên muốn hết sốt nhanh mà một ngày dùng nhiều loại và liều cao thuốc hạ sốt. Dùng thuốc hạ sốt mạnh liều cao, trẻ có thể sẽ bị ngộ độc.
Những trường hợp sốt của trẻ thông thường và cách giải quyết Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc và điều trị trẻ bị sốt cao tại nhà để bé không bị co giật - phần 4
Trẻ có thể bị sốt rất nhẹ, hâm hấp nóng (dưới 38 độ C):
Thường hay xảy ra vào mùa đông xuân.
Có thể nghi ngờ trẻ bị nhiễm virút gây cảm cúm thông thường.
Nếu trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, trong khoảng 4 – 5 ngày virút tự thoái lui, không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt, nếu có thì cũng chỉ dùng loại thông thường bao gồm các thảo dược.
Trẻ có thể lúc đầu sốt nhẹ nhưng ngay sau đó sốt cao (khoảng 38,5 độ C):
Có thể nghi trẻ bị nhiễm một loại vi khuẩn nào đó.
Cần dùng thuốc hạ sốt sớm, nếu dùng muộn, trên đường đến viện có thể sốt cao hơn rồi co giật.
Thầy thuốc sẽ dựa vào lâm sàng và xét nghiệm, xác định nhiễm khuẩn gì, cho dùng kháng sinh thích hợp.
Trẻ có thể bị sốt rất cao (trên 38,5 – 390C) rất đột ngột kèm theo đau họng:
Trường hợp này nghi ngờ có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết A (S. hemoliticque group A).
Phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, nếu đúng thì phải dùng kháng sinh đặc hiệu (tiêm penicilin, liều cao).
Theo phác đồ điều trị, từ khi nhiễm liên cầu khuẩn tán huyết đến khi dùng kháng sinh điều trị ở phải trong vòng 10 ngày.
Trẻ chỉ hâm hấp nóng về buổi chiều, kém ăn, suy yếu, dùng thuốc sốt không đáp ứng, không dứt:
Nên đưa trẻ đi khám xem có bị nhiễm lao không
Trẻ ho là chính, lúc đầu có sốt rất nhẹ không đáng kể song cứ ho dai dẳng hàng tháng:
Nên khám xem có phải bị ho gà không
Xử trí khi trẻ bị sốt co giật tại nhà Hỏi: Tôi nghe nói, trẻ co giật khi sốt thì lần sau sốt rất dễ bị lại. Nếu bé co giật lần nữa thì tôi phải làm gì để tránh biến chứng?
Trả lời của bác sỹ nhi khoa:
Sốt cao co giật là hội chứng hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, biểu hiện bằng những cơn co giật, mắt trợn ngược sùi bọt mép, nghiến chặt răng hoặc cơn co cứng, hơi thở nông, khò khè do tăng tiết đàm. Đây là tình trạng bệnh lí đòi hỏi phải xử trí cấp cứu, vì nó có thể đe dọa tính mạng bệnh nhi trước mắt hoặc để lại những di chứng nặng nề về sau như: động kinh, chậm phát triển tâm trí, vận động, đặc biệt là những trường hợp sốt cao co giật kéo dài.
Sau cơn sốt trẻ tỉnh táo hoàn toàn và không bị yếu tay chân hoặc có biểu hiện bất thường gì khác. Nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn và có liên quan đến yếu tố gia đình. Cơn co giật dễ tái phát và những lần co giật sau có thể xảy ra khi trẻ vừa sốt nhẹ.
Cách xử trí sốt cao co giật tại nhà: Giữ bình tĩnh kêu người trợ giúp, nhanh chóng tìm một vật cứng phẳng như cán muỗng quấn gạc đặt giữa hai hàm răng để tránh trẻ cắn vào lưỡi, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên nếu thấy trẻ tăng tiết nhiều đàm, dùng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn, cởi bỏ hết quần áo, lau mát cho trẻ bằng nước ấm ấm.
Những điều không nên làm khi trẻ sốt cao co giật:
Không nên đắp khăn ướt lên ngực vì trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi. Không nên lau rượu hay đắp nước đá, không chà sát chanh lên người trẻ, không chích lễ, không cạo gió, không nặn chanh hoặc đổ bất kỳ nước gì vào miệng khi bé đang co giật.
Với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh - gocbao.com mà chúng tôi giới thiệu ở trên hy vọng sẽ giúp các mẹ sữa có thêm kiến thức để chăm sóc con yêu khi bị ốm nhé!